09/10/2018

Truyền thuyết về cà phê chồn Việt Nam đã mất như thế nào

Câu chuyện huyền thoại lớn nhất của cà phê Việt Nam và quá trình hồi sinh lại huyền thoại.


Truyền thuyết về cà phê chồn


Vào nửa đầu thế kỷ 20, miền Cao Nguyên vẫn còn thưa thớt dân cư, và những đồn điền cà phê vẫn còn nằm giữa những cánh rừng bạt ngàn, vốn là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có loài chồn.
Người ta kể lại rằng, hàng năm, cứ vào mùa cà phê từ tháng 8 đến tháng 12, mỗi đêm các chú chồn rừng lại vào các đồn điền để thưởng thức những trái cà phê chín đỏ mà chúng lựa chọn rất kỹ bằng khả năng ngửi siêu phàm.
Cũng trong đêm đó, hệ thống tiêu hoá của các chú chồn hoạt động hết công suất, để rồi sau vài tiếng đồng hồ, những hạt cà phê đã bị tiêu hóa bán phần được thải ra dưới hình dáng tự nhiên ngàn đời của cục phân
Và rồi, mỗi sáng mai thức dậy, những người nông dân lại đi thu gom từng cục phân, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời và từ đó chế biến thành cà phê chồn, loại cà phê mà những ai đã có cơ duyên được uống thì sẽ không bao giờ quên.
Truyền thuyết cà phê chồn đã ra đời như vậy.


Cà phê chồn biến mất như thế nào?

Tây Nguyên là một vùng đất màu mỡ nên thu hút được lượng lớn dân di cư về đây sinh sống từ nửa sau thế kỷ 20. Đặc biệt, sau ngày thống nhất đất nước 1975, lượng người di cư về đây tăng mạnh. Và chính vì khi cư dân thưa thớt ở Tây Nguyên dần trở nên đông đúc, thì nhu cầu trồng trọt tăng lên, diện tích rừng càng ngày càng co hẹp lại, đồng thời tình trạng săn bắt thú hoang dã trở nên lan tràn.
Rồi đến một ngày, Tây Nguyên rộng lớn trở thành những trang trại cà phê nối tiếp nhau ngút ngàn, rừng nguyên sinh chỉ còn ở những vùng xa hay khu bảo tồn, còn loài chồn trở thành một món nhậu đắt tiền trong những nhà hàng.
Và thế là cứ mỗi năm, hình ảnh từng đàn chồn lẻn vào rẫy cà phê tìm quả chín đã trở thành ký ức. Dần rồi kỳ ức cũng nhạt dần. Rồi truyền thuyết cà phê chồn cũng đi xa. Nó thực sự chết.


Sự hồi sinh của cà phê chồn. Một sứ mệnh đơn giản mất nhiều mồ hôi và nước mắt



Khoảng 7 năm trước đây, một người dân Đắc Lắc (1) ở Tây Nguyên bắt đầu thử nghiệm làm trang trại chồn chỉ với vài ba con giống mua về từ nhà hàng chỉ để “xem cà phê cứt chồn như thế nào”.

Sứ mệnh của họ thật giản dị


Nhưng suốt nhiều năm sau đó, cả hai đều phải trải qua những đêm mất ngủ, kiệt sức, toan tính để lo cho đàn chồn, từ chuyện tập cho chồn ăn cháo, chữa những bệnh không rõ nguyên nhân, đến học tập tính sinh sản của chúng. Vì đàn chồn, ai cũng phải hy sinh, thậm chí phải bán đi những tài sản giá trị.
Và đấy vẫn chưa phải là phần khó khăn nhất, mà là việc hợp pháp hóa nuôi chồn. Họ đã mất tới vài năm ra Bắc vào Nam thuyết phục các ban, ngành, bộ, kiên nhẫn chờ đợi từng chính sách mới, tập hợp từng chữ ký một để cuối cùng mới có được tờ giấy phép chưa có tiền lệ.

Và thế là đam mê ban đầu trở thành nghiệp không thể bỏ của họ. Hay nói cách khác, đấy chính là sự tận hiến.