29/09/2022

Làm gì khi chẳng may say cà phê

Cà phê là thức uống được nhiều người yêu thích với hương vị thơm ngon và giúp tỉnh táo tinh thần hiệu quả. Nhưng chẳng may bạn vô tình uống cà phê quá nhiều, uống không đúng thời điểm hoặc uống cà phê quá mạnh và bị say thì phải làm sao? 

Tham khảo ngay bài viết hôm nay của Đặc sản Núi để khắc phục tình trạng say cà phê nhé. 

1. Dấu hiệu say cà phê 

Say cà phê thường xảy ra khi bạn uống cà phê nguyên chất đậm đặc khi đói bụng. Những biểu hiện thường gặp là: chóng mặt, nôn nao, người nóng lên, tim đập nhanh, mệt mỏi, khát nước,... Đồng thời cử động của bạn cũng trở nên chậm chạp. 

Cảm giác say cà phê đôi khi còn kéo dài hơn cả say rượu và làm bạn mệt mỏi hơn. 

2. Làm gì khi say cà phê 

Uống thật nhiều nước 

Khi có dấu hiệu bị say cà phê, bạn nên uống thật nhiều nước. Bạn có thể uống liên tục trong 10 phút từ 1 tới 1,2 lít nước. Điều này giúp cà phê được hòa loãng và cafein trong cơ thể được hòa tan. 

Bổ sung thêm tinh bột 

Khi bị say cà phê nhẹ, bạn có thể bổ sung tinh bột từ: cơm, bánh mì, ngủ cốc, bún, phở,... Việc này sẽ giúp bạn giảm cảm giác cồn cào hay đau nữa đầu hiệu quả. 

Hít thở sâu 

Việc hít thở đều và sâu giúp bạn giảm đi sự căng thẳng, bồn chồn và lấy lại tinh thần tốt hơn. Bạn có thể tập hít thở sâu như sau: 

  • Trong 4 giây đầu bạn hãy hít sâu bằng mũi 
  • 7 giây tiếp theo bạn nên giữ hơi thở lại bên trong phổ
  • 8 giây tiếp theo bạn từ từ thở ra bằng miệng 

Sau khi thực hiện bài tập hít thở bạn nên nghỉ ngơi một lúc rồi mới trở lại công việc bình thường. 

Uống nước ép cam 

Nước ép cam giúp hòa loãng caffeine trong máu, cung cấp vitamin C để cơ thể và tinh thần trở nên khỏe hơn. Khi bạn cảm thấy khó chịu sau khi uống cà phê, bạn nên uống một ly nước cam với nước ấm chắc chắn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. 

Ngoài ra nước chanh pha mật ong hay trà gừng ấm cũng có tác dụng chữa say cà phê cực tốt. 

Vận động nhẹ 

Cafein có trong cà phê giúp tập trung tinh thần và nâng cao sức bền. Vì vậy, nếu cơ thể dư thừa cafein dẫn đến say thì bạn nên đi bộ trong 15 phút để cafein có thể tiêu hao bớt và giảm say cà phê.

3. Cách tránh say cà phê 

Để tránh gặp phải tình trạng say cà phê gây ảnh hưởng sức khỏe và sinh hoạt, hãy lưu ý những điều sau bạn nhé: 

Uống một lượng cà phê vừa phải và buổi sáng 

Mỗi cơ thể sẽ hấp thụ được một lượng cà phê khác nhau. Vì vậy, vào buổi sáng hãy uống một lượng cà phê phù hợp với khả năng hấp thụ của mình. Ngoài ra, bạn cũng không nên uống cà phê vào ban đêm hay uống khi đói bụng. 

Không uống chung với rượu

Nếu sử dụng rượu chung với cà phê sẽ dẫn đến nhiều vấn đề gây hại cho sức khỏe như: ức chế thần kinh, tạo gánh nặng ở tim. Uống cà phê chung với rượu còn gây hại hơn rất nhiều so với chỉ uống rượu. 

Không uống cà phê cùng thuốc 

Việc sử dụng cà phê cùng lúc với uống thuốc có thể gây ngộ độc nặng. Nếu bạn vẫn muốn uống cà phê có thể uống sau khi dùng thuốc từ 2-3 tiếng để đảm bảo an toàn. 

Bên cạnh đó, người có tiền sử tim mạch, huyết áp, đau dạ dày, phụ nữ mang thai cũng như cho con bú… nên hạn chế uống cà phê. 

Khi uống cà phê bạn cũng không nên trộn với các loại thức uống khác như nước tăng lực, đồ uống có cồn,... vì sẽ tăng nồng độ chất kích thích và gây hại cho cơ thể. 

Để tránh việc say cà phê ảnh hưởng đến cơ thể và sinh hoạt của bạn hãy lưu ý khi uống cà phê nhé. Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích giúp bạn tránh được nổi lo say cà phê. 

XEM THÊM: 

Đặc Sản Núi